SỨC THU HÚT

Sức Thu  Hút

 

 

Bản tính một người ảnh hưởng việc làm, cách làm việc của họ lẫn phản ứng nơi kẻ khác đối với họ. Trong bài sau ta tìm hiểu về sức thu hút hay từ lực - magnetism và đi đôi với nó là sự tỏa lực - radiation, và cách dùng hai đặc tính này khi phụng sự.

1. Dẫn Nhập.

 Nói về sức thu hút thì mỗi ngưởi có hoặc nhiều, hoặc ít mà cũng có khi không có. Tính chất này ảnh hưởng phản ứng nơi kẻ khác đối với họ.   Sức thu hút nơi một ai tùy thuộc nhiều yếu tố như tinh thần cởi mở, hướng ngoại, uyển chuyển; những tính chất này dễ thấy nơi ai theo đường cung 2 - 4 - 6 hay Từ Ái - Minh Triết, ngược lại thì những cung 1 - 3 - 5 theo đường Ý Chí - Trí Tuệ tỏ ra không thuận lợi bằng để phát triển đặc tính ấy.
Thể trí cung năm nơi vài trường hợp có thể gây khó khăn đáng kể cho con người. Nó là nguyên do chính khiến hành vi của họ không có sức thu hút. Khi tới một mức phát triển nào đó, thiếu sức thu hút có nghĩa người bạn không thể tỏa lực của đời sống tinh thần đến với người khác nhiều như ý họ muốn, cho dù họ cảm biết được chân ngã của mình. Lý do là tính chất cung năm làm thể trí cô lập, phân cách và có khuynh hướng tự nhiên là tách biệt và dẫn tới sự phân rẽ. Ảnh hưởng ngược lại cũng đúng.Sự tỏa lực của kẻ khác bị cản lại, khiến người bạn không tiếp nhận được các ấn tượng từ bên ngoài đến, hệ quả là anh yếu về mặt viễn cảm - telepathy.
Sức thu hút nói ở đây phát ra từ cái tôi đã được tinh thần hóa trong cách sống hằng ngày, trong việc tiếp xúc dưới trần, và ta được khuyến khích phát triển đời sống sao cho có tính đó. Đi sâu hơn thì có vấn đề là ta chọn làm việc ở cõi nào và bằng thể thanh nào, oặc ta có thu hút về trí tuệ và kích thích thể trí của những người mà ta phụng sự, hay sức lôi cuốn là về mặt tình cảm và nuôi dưỡng bản chất tình cảm của những  ai mà ta tiếp xúc ? Lại còn có sức thu hút về mặt thể chất nhưng ta không quan tâm tới điều ấy ở đây, mà chỉ nhắm tới những  loại từ lực nào ta đã làm chủ và hiến dâng cho việc phụng sự.
Mục tiêu của ta phải là sức thu hút của chân ngã hay linh hồn, để cho ra ảnh hưởng của linh hồn. Tuy nhiên bởi chân ngã khiến các thể có sức thu hút, ta phải học làm chủ và sử dụng thể đúng cách, bằng không năng lực từ linh hồn khi tuôn tràn qua một thể chưa được làm chủ sẽ hủy hoại thể đó không tránh được. Nói khác đi, sự tiếp xúc có tính tàn phá. Tí dụ là hiện tượng tẩu hỏa nhập ma, khi luồng hỏa xà được khơi dậy lúc thân tâm chưa sẵn sàng, và do đó thân tâm bị hủy hoại. Để ngăn ngừa hệ quả đó, cách làm việc là có lòng buông bỏ detachment hay xả kỷ, không coi mình là trung tâm của sự việc, bởi luật nói rằng khi ai không đòi hỏi điều chi cho cái ngã riêng rẽ thì do vậy, mọi chuyện sẽ đến với anh.
Thế thì sẽ tới lúc con người trở thành điểm có sức thu hút và xây dựng mà không hủy diệt. Làn rung động của họ có tính lôi cuốn khiến tụ tập quanh mình những  ai mà sẽ họp thành nhóm của họ, những  người mà họ đặc biệt có thể giúp. Những người này đến với anh không nhất thiết cần anh như là thầy dạy hay người dẫn đường, mà chỉ giản dị như là người bạn có thể chỉ dẫn, tập cho họ thành người phụng sự hợp tác với Thiên Cơ.
Bản chất của chân ngã là tình thương, và tình thương là lực thu hút lớn lao. Câu hỏi ta cần đặt ra là:
– Tình thương  trong bản tính của tôi thu hút người khác đến với cá nhân tôi để tôi có thể giúp họ, hay nó là để có sự tương tác giữa chân ngã của họ và của tôi ?
Tới đây ta nhận ra giá trị của việc có những  thói quen tinh thần thí dụ như tập bát chánh đạo (chánh ngữ, chánh niệm v.v.) hay tập cho mình có ‘ráng có mỗi ngày tư tưởng trong sạch, lời nói khôn ngoan, hành vi nhân ái’, khi thói quen trở thành tự động thì con người có lòng xả kỷ, bởi họ không còn trụ vào cái tôi mà biết nâng tâm thức lên cao trụ vào chân ngã và rồi Đại Ngã, khiến cho có sức thu hút vì lực của chân ngã có tính bao trùm, không phân rẽ. Các thói quen này không khác gì hơn là việc tập tánh hạnh ở giai đoạn đầu mới đặt chân trên đường Đạo.
Thái độ xả bỏ detachment là một thói quen tinh thần khác mà sẽ kéo dài mãi, đi từ cõi thấp tới cõi cao, con người thực hiện nhiều từ bỏ qua bao kiếp, chủ ý làm vậy để những  từ  bỏ tinh thần cuối cùng dẫn tới việc cắt đứt mọi ràng buộc về phàm ngã, và chỉ còn giữ lại các mối liên hệ ở cõi của chân ngã. Chuyện sẽ tới là đến lúc nào đó con người phải học cách xử sự sao cho không gây tổn thương cho ai khác khi từ bỏ như thế. Những níu kéo bên ngoài của phàm ngã thường khi mạnh tới độ tiếng ồn ào của nó làm ta không ý thức sự liên hệ của ta với linh hồn người khác, mà đây là điều thiết yếu cần ý thức và phát triển càng lúc càng nhiều.
Nhìn kỹ thì thói quen tinh thần là kỷ luật đặt căn bản đức hạnh cho ta, mà kết quả là ta quên mình, phát triển sức thu hút.

2. Những cách thu hút
● Mở rộng lòng thương yêu là cách tập luyện hữu hiệu về sức thu hút. Khi yêu thương người khác theo đúng nghĩa tinh thần và khi phụng sự họ (bất kể họ là ai hay là gì) là ta dùng phàm ngã làm phương tiện tăng cường hoạt động của chân ngã. Tuôn tràn tình thương là điều thiết yếu nhưng đó phải là tình thương của linh hồn mà không phải là tình thương của phàm ngã. Khi phàm ngã được tràn ngập tình thương, con người sẽ học được bài học huyền bí đáng kể là những  ai mà ta khinh bỉ và những  ai chống đối ta thì y hệt như ta; giữa ta và họ không có gì khác biệt, ngoại trừ có lẽ là sự khác biệt về hiểu biết nhiều hơn về phần ta và do đó, ta có trách nhiệm lớn hơn  trong việc thể hiện tình thương của linh hồn.
Kế nữa, khi có hiểu biết thì điều ấy muốn nói ta bước đi trong sự Sáng nhiều hơn, nên bị đòi hỏi là phải có lòng thông cảm đối với ai chưa hiểu biết còn đi trong bóng tối.
Khi vẫn còn tâm tình chia rẽ nó có nghĩa ta vẫn chưa biểu lộ sức thu hút của linh hồn, vẫn còn ‘đẩy lui’ người khác, và có thể có lòng không ưa thích họ. Trong trường hợp đó, chuyện không tránh khỏi là ta nhận trở lại từ nơi họ điều chi mà ta cho họ, và bức tường ngăn cách tiếp tục dâng ngày càng cao hơn. Chuyện có thể nói tóm tắt là ta chưa thương  yêu đủ, dễ có chỉ trích, chống chế bào chữa và nhấn mạnh cái tôi.
Việc cần yêu thương nhiều hơn không muốn nói đến tình thương  có tính cảm xúc, biến dạng mà là tình thương thanh khiết vô tư lợi, tác động như là nam châm thu hút những  linh hồn khác, vì nó là tính chất tinh thầnđược chia sẻ chung giữa các linh hồn. Ai có sức thu hút thường gợi hứng cho những kẻ tiếp xúc với họ. Người cung một thường không có sức thu hút vì trên hết thẩy cung một có tính cô lập, tách biệt hơn, trong khi tính lôi cuốn phát tự con tim hay huyệt đan điền hướng ra ngoài,
Chuyện cũng có thể xẩy ra cách khác khi người ta thương yêu bằng tình thương của phàm ngã, khi đó họ có sức thu hút nhưng chỉ thu hút được những  ai nhìn nhận và yêu thương phàm ngã của họ. Nơi ai qui tụ nhiều người thành nhóm để làm việc, sức thu hút tạo thành vùng ảnh hưởng còn gọi là bán kính tâm linh; sức thu hút càng mạnh thì bán kính tâm linh càng lớn, càng bao trùm và ảnh hưởng được nhiều người, sau chót có thể thành hình một nhóm.
Lập nhóm theo cách này còn muốn nói đến việc huấn luyện, đó là người sơ cơ khi được thu hút và thuộc về một nhóm là họ được huấn luyện để nhận ra Thiên Đoàn, bằng cách trước hết có ý thứcai tiến xa hơn mình, và học đón nhận và coi trọng đúng mức lời nói cùng đề nghị của người huynh đệ hướng dẫn nhóm. Ta được biết là Thiên Đoàn đang hiển lộ dần và đức Chúa (đức Di Lặc) sắp tái hiện, vậy thì trên mức độ nhiều lần nhỏ hơn, việc lập nhóm của ai có hiểu biết là nỗ lực mang lại sự hiển lộ của Thiên Đoàn.

● Sức thu hút còn có thể biểu lộ qua chữ viết, bằng cách ấy người ta đạt được sự hữu dụng về từ lực và làm gia tăng lớn lao khả năng phụng sự của họ; năng lực trí tuệ được chân ngã hướng dẫn và có thể hiện là chữ viết, nói khác đi phương tiện này là biểu lộ của linh hồn khi được sử dụng đúng đắn. Chữ là vật sống động có hình thái, linh hồn và sức sống riêng của nó, và thuật viết văn, thư hùng biện làm cho mỹ lệ hay óc sáng tạo bên trong con người được phát ra ngoài, tăng cường việc phụng sự. Để được vậy, người ta cần học về nghĩa của chữ, tiềm năng truyền đạt và ý nghĩa tinh thần của chúng.
Nhìn rộng hơn thì sức thu hút muốn nói tới nhiều điều, giản dị là khi bầu ảnh hưởng hay bán kính tâm linh của một người càng lớn, hành động hay việc làm của họ càng liên hệ tới nhiều người cũng như số người này sẽ tăng dần. Với ai trung bình mà tốt bụng, có thiện ý, tinh thần trách nhiệm, quyết định được dựa trên căn bản là ảnh hưởng sẽ có cho gia đình, công việc làm ăn hay vòng thân hữu tương đối nhỏ. Nơi người chí nguyện, quyết định cho hệ quả lớn hơn một chút, và nơi ai tiến xa, chọn lựa của họ sẽ ảnh hưởng tới nhiều người vì những ai liên hệ với việc phụng sự chung thuộc về các nhóm khác, và thường khi không được biết tới, cũng như nó có thể gồm những  ai phản ứng với hào quang của nhân vật tiến xa này và nhóm cộng tác viên với họ.
Sức thu hút còn có thể biểu lộ theo một cách khác là cầm giữ ràng buộc kẻ khác vào mình. Tình trạng này có lợi cũng như bất lợi.Người ta có thể bị giữ quá gần vào một ai không có lợi cho họ, và ai bị cầm giữ như vậy luôn luôn là kẻ yếu, chưa tiến xa.Họ trở thành lệ thuộc vào ai cầm giữ và không biểu lộ được chính mình, sinh ra khuynh hướng tiêu cực.

3. Sự tỏa lực - radiation.
Điều này luôn đi kèm với sức thu hút hay bầu ảnh hưởng. Bầu có liên hệ mật thiết với hào quang, và với ‘âm’ hay tính chất tỏa ra từ đời sống người này, thí dụ như đời sống của họ có tính tinh thần nhiều hay ít, họ đã làm cho mình hòa hợp với chân ngã trọn vẹn ra sao. Sự tỏa lực và ảnh hưởng thu hút của một người thường được nhìn một chiều,  theo quan điểm của ai xem xét kết quả của sự tỏa lực mà họ phát ra, và từ lực thu hút đối với những  ai mà họ tiếp xúc. Dầu vậy còn một cái nhìn khác là các đặc điểm này nằm trọn đằng sau đề tài karma không tránh và không thoát được. Nó thu hút về người phụng sự điều làm cản trở cũng như trợ giúp họ. Hào quang của anh - là phối hợp sự tỏa lực, năng lực và lực - có thể đẩy lui điều tốt và thu hút điều xấu hay ngược lại; nó có thể ấn định khuynh hướng đời anh qua những  tiếp xúc có được và mối liên hệ được tạo nên.
Tới một kiếp đặc biệt nào đó, karma có tầm quan trọng đối với tâm thức một người.Trong đời ấy và từ lúc ấy, họ khởi sự giải quyết karma một cách hữu thức và nhất định. Anh học cách nhận biết nó khi sự việc và biến cố xẩy ra đòi hỏi có hiểu biết và gợi nên thắc mắc, anh bắt đầu xem xét tính chất sự tỏa lực của mình như là tác nhân của karma, và do vậy anh trở nên kẻ tạo tác vận mạng và tương lai cho chính mình theo nghĩa mới và quan trọng.
Phản ứng của anh với cuộc sống và hoàn cảnh ngưng không còn chỉ là cảm xúc, mà chịu ảnh hưởng của việc cẩn trọng quan sát; nó có sự chuẩn bị không thấy có trong đời người trung bình. Anh có quyết định sau khi cân nhắc kỹ càng nhân quả sẽ tạo ra do quyết định ấy, cùng việc chuẩn bị cho tương lai. Anh hành động với hiểu biết đầy đủ về hệ quả có thể đạt được, cân nhắc là hệ quả như vậy thì nên có chọn lựa hay không. Việc xem xét sẽ dẫn tới nhận thức về nỗi hối tiếc hay phấn khởi có thể có và nhờ vậy, con người có hiểu rõ về mình như là tác nhân điều khiển lực.
Khi xem xét chọn lựa hay quyết định sẽ có, anh có thể đi tới hiểu biết rằng ấy là quyết định của phàm ngã hay chân ngã, và tại sao anh nghĩ như vậy.Lại nữa, ta không nên quên là không có ai hoạt động riêng rẽ mà thường là làm việc trong nhóm và rồi trong một Ashram.Tựa như Ashram đóng góp vào sự phát triển của một người, thì người ta cũng góp phần vào sự phát triển của Ashram, có nghĩa sự việc đi hai chiều. Như vậy con người được thu hút về một Ashram do sự  tỏa lực và sức thu hút của vị Chân sư đứng đầu Ashram đó, mà Ashram cũng được thu hút về họ do sự tỏa lực và sức thu hút của họ.
Khi bắt đầu thu hút kẻ khác về mình, người phụng sự tạo nên các mối liên hệ với họ và manh nha tụ lại quanh anh một nhóm nhỏ; từ từ, dây liên kết bớt mỏng manh mà vững chắc dần và từ cái nhân ban đầu ấy,  trong kiếp sau của anh một Ashram thành hình. Theo cách đó, trọn sự tỏa lực và sức thu hút là nền tảng cho cách làm việc của Thiên Đoàn. Ban đầu người phụng sự có sức thu hút tinh thần và ai chung quanh cảm biết sự tỏa lực của anh; điều này tới khi tâm và trí của anh được liên kết có ý thức. Dần dần sự tỏa lực và sức thu hút lan ra khung cảnh chung quanh anh khiến người khác ghi nhận và đáp ứng. Chẳng những vậy làn rung động của anh cũng khiến vị Chân sư chú ý và người phụng sự tìm đường vào Ashram theo cách sinh hoạt của mình, vì cách ấy tương tự như đường lối của Ashram.
Ở đó, việc tập luyện kỹ càng mà anh nhận được làm anh hữu hiệu thêm về mặt tinh thần và trở thành thu hút đối với thế giới bên ngoài. Anh tiếp tục việc tụ lại quanh mình những ai mà anh có thể giúp và ai chấp nhận, chọn anh như là người giúp đỡ và dẫn đường cho họ. Như vậy Ashram thành hình, mỗi cái có làn rung động theo cung của nó, và mỗi cái cần thì giờ lẫn nhiều kiếp chọn lựa và tỏa lực.
Phương pháp làm việc này lập lại trên nấc cao hơn, ta có thể hỏi vị Chân sư tiếp xúc với nhóm đệ tử của ngài bằng cách nào. Câu đáp là bằng sự tỏa lực trực tiếp mà hiểu theo nghĩa đen thì đó là việc dùng viễn cảm - telepathy. Sự tỏa lực là căn bản cho mọi cách liên lạc bằng viễn cảm, liên lạc trong nhóm và có đầy tiềm năng hữu dụng.     
Lực gì được người phụng sự tỏa ra ? Nó thay đổi tùy theo điều chi họ cần phát triển. Nói tổng quát thì họ có thể tỏa ra sự sáng và tình thương, càng lúc càng trở thành niềm hứng khởi cho kẻ khác. Sự tỏa lực gợi nên hoạt động, đáp ứng nơi người nhận,  và khiến họ thực hành Thiên Cơ để đáp ứng nhu cầu trong lúc này của nhân loại.
Sự tỏa lực cũng là cách vị Chân sư làm việc.Hào quang của vị Chân sư có ba sự tỏa lực nổi bật.
1. Sự tỏa lực đến từ những  cảnh cao của cõi trí. Lực này gợi nên đáp ứng trong trí trừu tượng của người phụng sự.
2.  Sự tỏa lực đến từ cõi  bồ đề là biểu lộ cho bản chất của tình thương của ngài
3. Sự tỏa lực đến từ cõi của Atma hay ý chí.
Ngài phóng vào thế giới những  tư tưởng và thiên ý, ý niệm và ý nghĩa  thể hiện Thiên Cơ vào lúc này cho cuộc tiến hóa. Vì vậy, ngài tìm những  trí tuệ nào nhậy cảm với phần việc đó. Ngài không nhất thiết tìm kiếm ai mà thế gian cho là tốt lành. Ta nên biết là tính quên mình và lòng tử tế thẳng thắn không hề có ý gây hại là dấu hiệu tốt lành rất mực. Ngài tìm những ai có thể đồng loạt đáp ứng với phần Thiên Cơ mà Chân sư phụ trách và ai có thể được chỉ dạy để uốn phàm ngãmình theo đòi hỏi. Họ không có mục đích ích kỷ và không mong muốn gì ngoài việc trợ giúp vị Chân sư, và những  đệ tử cao cấp làm việc dưới sự giám thị của ngài cho một phần của Thiên Cơ.
Sự tỏa lực và sức thu hút đi theo hai chiều, một người tỏa lực và thu hút, mà tới phiên họ cũng được thu hút về một tâm khác và chịu ảnh hưởng của những  lực khác. Tâm đó thường là Ashram hay vị Chân sư, và lực mà họ hướng về là lực hay làn rung động của Ashram và của ngài. Diễn biến là:
1. Anh phản ứng với làn rung động. với cái nốt là tính chất của một Ashram tùy theo cung của mình.
2. Anh ý thức càng lúc càng nhiều bản chất và cái nốt của Ashram, và tiến dần từ ngoại biên vào bầu ảnh hưởng của vị Chân sư và nhóm của ngài.
Sự việc tiếp tục đến lúc nơi cõi trần, anh tạo quanh mình một bầu ảnh hưởng như là kết quả của việc tỏa lực của chân ngã qua phàm ngã; anh phản ảnh việc làm của vị Chân sư thường là chưa thỏa đáng, có được nhiều người  trong thế giới bên ngoài hướng về anh như anh hướng về Chân sư; anh lo việc thành lập nhóm của mình và ngày nay việc ấy rất thường diễn ra. Thế giới đông đầy người phụng sự gắng sức thành lập tổ chức này hay kia, tụ tập quanh mình những  ai mà họ có thể giúp đỡ, làm vang lên một nốt riêng rẽ và học ở bậc vỡ lòng cách nhóm làm việc.
Sự tỏa lực còn muốn nói tới một điều khác, ấy là phần lớn đời sống của người phụng sự đi trên đường Đạo có tính ẩn kín, nằm sâu trong tâm khảm và gần như hoàn toàn ở cõi tâm linh. Hình ảnh tượng trưng rõ nhất là tảng băng sơn trên biển, chỉ khoảng 10% tảng băng là nổi trên mặt nước, phần rất lớn còn lại nằm chìm sâu dưới nước không hiển lộ;  nơi con người,  hiểu biết và khả năng tinh thần của họ không được biến thành biểu lộ thực tế trong đời sống hằng ngày theo như lẽ ra phải vậy. Hiểu biết bí truyền phải không nhằm khiến đời sống tinh thần của ta càng lúc càng sâu kín, trừu tượng; mục tiêu không phải là một đời sống hướng nội nhiều hơn, và việc học đạo không nhằm biến một ai thành người sống nhiều về nội tâm để rồi trở nên trầm mặc, lặng lẽ, khép kín.Chuyện ngược lại hoàn toàn là điều cần có, người học đạo cần chuyển việc ở cõi cao thành chuyện dưới trần, và sức sống tinh thần của họ thành sự việc diễn ra thường nhật. Nói ngắn gọn mà thâm sâu là họ cần LÀ - being, như là tình thương, là sự sáng nơi cõi trần.
Nó có nghĩa người học đạo và phụng sự có hai cuộc sống hòa hợp mật thiết với nhau, hay một cuộc sống có hai mặt hòa hợp, tâm thức của anh ở những  cõi cao gia tăng, mà anh cũng trở thành hữu hiệu  trong thế giới bên ngoài. Chân ngã hòa hợp với đời sống được chuyển hóa của phàm ngã cho tới lúc dần dần cả hai thành Một.
Bởi sức thu hút là hệ quả củabản chất con người ta, mục tiêu ta nhắm tới là sự thể hiện tinh thần rồi sẽ có sức thu hút, khiến một người thành tụ điểm cho hứng khởi và việc phụng sự tất cả ai quanh họ.

Sách tham khảo:
- Discipleship in the New Ages, vol I, II.
A.A. Bailey